VỀ CHÚNG TÔI

GẶP MẶT CÁN BỘ HƯU TRÍ XUÂN CANH TÝ 2020

Chiều ngày 11/01/2020, trong không khí tưng bừng chuẩn bị đón Xuân Canh Tý 2020, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các đồng chí nguyên lãnh đạo và cán bộ hưu trí của Trung tâm.

Đây là hoạt động thường niên của Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, được tổ chức vào dịp trước Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, là dịp để thể hiện tình cảm và sự tri ân của đội ngũ lãnh đạo và người lao động của Trung tâm với các thế hệ đi trước, những người đã có nhiều đóng góp, cống hiến cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua nhiều thời kỳ.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Lê Xuân Kiêu- Giám đốc Trung tâm đã báo cáo về những kết quả đã đạt được cũng như những thuận lợi, khó khăn của Trung tâm năm 2019 và mục tiêu, phương hướng hoạt động năm 2020. Trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút du khách tại Hồ Văn, ra mắt phòng trải nghiệm cùng di sản và phòng trưng bày sản phẩm của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của Di tích đã có những hiệu quả tích cực thông qua việc tổ chức các hoạt động khoa học, giáo dục như hoạt động khuyến học, giáo dục di sản, các cuộc hội thảo, tọa đàm, triển lãm.

Cũng trong không khí thân mật, đầm ấm và đầy ý nghĩa, nhân dịp Xuân Canh Tý 2020, thay mặt ban lãnh đạo của trung tâm, đồng chí Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm đã kính chúc các đồng chí cán bộ hưu trí và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn, đồng chí mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của thế hệ lãnh đạo và cán bộ đi trước trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

 

 

 

 

BP

                                                                            THÔNG BÁO 

Thông báo Danh sách số báo danh, địa điểm, thời gian tổ chức kỳ kiểm tra sát hạch thông qua phỏng vấn đối với viên chức tuyển dụng vào làm việc tại Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 2019

 

                                                                          THÔNG BÁO

Thông báo Danh sách những người đủ điều kiện và không đủ điều kiện tham dự xét tuyển viên chức làm việc tại Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám thuộc Sở Văn hóa và Thể thao năm 2019

HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2020

Thực hiện hướng dẫn của UBND thành phố và LĐLĐ thành phố Hà Nội và triển khai hướng dẫn số 86/CV-CĐ ngày 22/11/2019 của Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2020, sáng  ngày 24/12/2019,Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động năm 2020.

Đến dự Hội nghị có đồng chí Phạm Thị Lan Anh – Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Trưởng phòng quản lý Di sản Sở VHTT Hà Nội, đồng chí Lê Thị Hồng Hạnh- Phó Trưởng phòng Tổ chức -  Pháp chế Sở VHTT Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu – Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm cùng ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, người lao động của Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Các đại biểu dự lễ chào cờ 

Hội nghị đã đánh giá kết quả hoạt động của Trung tâm trong năm 2019, những thành tích đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề ra phương hướng hoạt động năm 2020.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cán bộ, viên chức và người lao động Trung tâm. Các ý kiến cho thấy Hội nghị đã phát huy tinh thần tích cực, chủ động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đóng góp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Cán bộ Trung tâm chia sẻ ý kiến và câu hỏi lên Ban Giám đốc

Đồng chí Lê Xuân Kiêu – Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm đã trả lời các ý kiến đóng góp và giải đáp các thắc mắc về chế độ viên chức và người lao động trong đơn vị. Tại Hội nghị, đồng chí đã  phát động phong trào thi đua của các cá nhân và tập thể tòan đơn vị trong năm 2020.

Đồng chí Lê Xuân Kiêu giải đáp những câu hỏi từ các cán bộ Trung tâm

Thay mặt Đảng ủy Sở VHTT Hà Nội, Đồng chí Phạm Thị Lan Anh – Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Trưởng phòng quản lý Di sản Sở VHTT Hà Nội đã đánh giá cao những kết quả mà Trung tâm đã đạt được trong năm qua và hy vọng đơn vị sẽ ngày một phát triển mạnh hơn nữa trong năm tới.

Thúy Hồng

KÝ ỨC NGÀY THÀNH LẬP TRUNG TÂM HĐ VHKH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM (25/4/1988 - 25/4/2019)

Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa lâu đời và cổ kính nhất của Thủ đô Hà Nội, nơi xưa kia đã đào tạo ra hàng ngàn các bậc đại khoa hiền tài Đất nước. Ngày nay, Di tích là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều truyền thống tốt đẹp của Dân tộc như: Hiếu học, Hiếu nghĩa, Tôn sư trọng đạo, Tôn trong nhân tài... là những giá trị nhân văn có ý nghĩa giáo dục tích cực trong cuộc sống đương đại.

 Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm trong suốt gần 1000 năm lịch sử, đến những giai đoạn năm 1980, Di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mái dột, tường xiêu, sân - đường gạch vỡ khấp khểnh, cỏ mọc um tùm, ngập cả tràn lối đi…Tháng 10/1987, đ/c Nguyễn Văn Linh – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử  Giám và chỉ đạo Thành phố Hà Nội phải tiến hành tu bổ, tôn tạo, tổ chức các hoạt động phù hợp, tương xứng với tầm vóc của Di tích.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngày 25/4/1988, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1776/QĐ-UB thành lập Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đề cập đến sự kiện này, Nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Thị Tâm Đan (người ký quyết định) cho biết:  “…Thành phố quyết định thành lập tổ chức sinh hoạt tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành một Trung tâm để tổ chức các sinh hoạt văn hoá khoa học và giáo dục. Định hướng là như vậy... Ngày đó, thì Di tích cũng còn rộng, nên quyết định đầu tư, xây dựng, phát triển để bảo vệ cái Di tích ấy, nhưng mà muốn vừa đầu tư vừa làm thế nào tạo điều kiện cho ở đấy tổ chức được những sinh hoạt về văn hoá, khoa học và giáo dục”.

Vậy là Trung tâm ra đời với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu vực nằm trong khuôn viên tường gạch bao quanh). Bàn thêm về việc đặt tên cho Đơn vị, Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Cát – Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, kiêm Giám đốc đầu tiên của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám giải thích: “Muốn phát huy giá trị của di tích không gì bằng phải có những tổ chức hoạt động, không chỉ hoạt động Văn hoá, theo đúng nghĩa cũng rất rộng rồi, nhưng mà phải nhấn mạnh Khoa học vì đây là trường Đại học đầu tiên, cho nên không thể đặt nhẹ những hoạt động khoa học”.

Những năm đầu, Trung tâm sinh hoạt như một tổ của Phòng Bảo tồn – Bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội do đ/c Giám đốc Sở trực tiếp điều hành. Kế hoạt động tập trung chủ yếu vào công tác tu bổ, tôn tạo Di tích và thuyết minh – tuyên truyền.

Theo thời gian chức năng, nhiệm vụ cũng như bộ máy cơ cấu tổ chức dần kiện toàn. Năm 2000, với việc vườn Giám được bàn giao lại cho Di tích, Tổ Duy tu – Môi trường ra đời và song hành hoạt động cùng hai tổ Hành chính và Thuyết minh. Năm 2005, bộ máy phòng ban chức năng của Trung tâm chính thức được thành lập gồm 3 phòng: Hành chính tổ chức - Tài chính, Nghiệp vụ - Thuyết minh và Duy tu - Môi trường”. Năm 2006, Hồ Văn được bàn giao cho Đơn vị quản lý. Mặt bằng Di tích được mở rộng đáng kể. Đến tháng 12/2011, để đẩy mạnh hoạt động khoa học, phòng Nghiên cứu - Sưu tầm ra đời.

 Hiện nay, với 04 phòng chuyên môn: Hành chính - Tổng hợp, Nghiên cứu - Sưu tầm, Giáo dục - Truyền thông và Duy tu - Môi trường, Đơn vị có chức năng, nhiệm vụ: quản lý, bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ công chúng, khách tham quan di tích (Quyết định số 574/QĐ-SVHTT ngày 29/5/2017).

Thời gian thấm thoắt trôi qua, mới đấy mà đã hơn 30 năm, từ chỗ vẻn vẹn chỉ có 08 cán bộ nhân viên đầu tiên, đến nay Đơn vị đã lớn mạnh với trên 90 người. CBNV Trung tâm, người đi trước giúp đỡ người đi sau, cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nỗ lực học tập, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao.

Kết quả: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ chỗ mái dột, tường xiêu, không gian vắng vẻ đìu hiu khi trước kia, nay trở thành một trong những địa chỉ văn hóa - du lịch hàng đầu củaThủ đô và cả nước. Mỗi năm, Di tích đón gần 2 triệu lượt khách thăm quan, trên 500 trường học, hàng trăm đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước...

Thật đúng như PGS, TS Đặng Văn Bài (Nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, PCT Hội DSVH VN, Ủy viên Hội đồng Di sản Thế giới) nhận xét: “Khi chúng ta thành lập cái Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì đúng là khu Di sản đã thay da đổi thịt và hồi sinh”./.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tháng 4/2019

Hoa Phượng

GẶP MẶT CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ HƯU TRÍ XUÂN KỶ HỢI 2019

Trước thềm năm mới, ngày 24 tháng 1 năm 2019 Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức họp mặt các cán bộ hưu trí đã từng công tác tại Trung tâm. Đây là một trong những hoạt động truyền thống được tổ chức vào cuối năm để tri ân tới các thế hệ đi trước những người đã từng làm việc, cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đồng thời nhân dịp này, ban lãnh đạo Trung tâm báo cáo về những kết quả đạt được cũng như những thách thức của đơn vị trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của Di tích.

Chụp ảnh lưu niệm tại sân Thái Học 

Năm 2018 là một năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Trung tâm. Đơn vị kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm, hàng loạt các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục được tổ chức trên tinh thần không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của Di tích như: hoạt động khuyến học, giáo dục di sản, các cuộc hội thảo, tọa đàm, triển lãm…

“Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đạt được những thành quả đáng khích lệ từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ , nhân viên trong đơn vị và những thế hệ lãnh đạo trong những thời kỳ khác nhau. Những thành công đó không chỉ gây tiếng vang trong phạm vi thành phố mà còn lan tỏa ra khắp mọi miền đất nước cũng như đến các bạn bè quốc tế” Ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã chia sẻ

Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu-Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám phát biểu trong buổi gặp mặt

Thay mặt cho các thế hệ lãnh đạo đi trước, ông Phạm Tứ – Nguyên Giám đốc Trung tâm gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo đơn vị đã có sự quan tâm tới các cán bộ hưu trí của Trung tâm. Ông tự hào với những thành quả đã đạt được ngày hôm nay do các thế hệ nối tiếp tạo dựng nên. Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã thực sự “thay da đổi thịt”.

Ông Phạm Tứ-Nguyên Giám đốc Trung tâm phát biểu trong cuộc gặp mặt

Buổi gặp mặt đã diễn ra trong bầu không khí đầm ấm, thân tình. Những thành công đã đạt được cũng là lời nhắc nhở trách nhiệm đối với mỗi cán bộ công nhân viên của Trung tâm sẽ tiếp nối sự nghiệp của các thế hệ đi trước gìn giữ và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Bích Phương 

Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám

 

         Ngày 25/4/1988, UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 1776/QĐ/UB về việc thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (nay là sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội). Trung tâm có chức năng quản lý khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá của Nhà nước; Tổ chức các hoạt động khoa học, văn hoá nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Lập quy hoạch bảo vệ và tôn tạo khu di tích.

Lúc mới ra đời, Trung tâm chỉ có 08 cán bộ nhân viên, đồng chí Giám đốc Sở Văn hóa -Thông tin Hà Nội trực tiếp kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm. Đến giai đoạn 1995, Trung tâm đã có 30 cán bộ, nhân viên, làm việc trong 03 tổ chuyên môn: bảo vệ,vệ sinh và thuyết minh. Năm 2000, sau khi vườn Giám được bàn giao lại cho Di tích, Trung tâm tiếp nhận thêm 11 cán bộ, công nhân của Công ty TNHH Công viên cây xanh Hà Nội chuyển về. Năm 2005, theo quyết định số 125/QĐ-VHTT ngày 16/6/2005 Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, bộ máyTrung tâm được kiện toàn, gồm 03 phòng chức năng: Hành chính – Tổng hợp, Duy tu- Môi trường, Nghiệp vụ - Thuyết minh, đến tháng 12/2011, thành lập thêm phòng Nghiên cứu - Sưu tầm.

Cho đến nay, sau 30 năm thành lập, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám có hơn 90 cán bộ, nhân viên làm việc tại bốn phòng chuyên môn:Hành chính – Tổng hợp, Nghiên cứu - Sưu tầm, Giáo dục – Truyền thông và Duy tu- Môi trường.

 


CÁC TIỆN ÍCH


THAM QUAN VĂN MIẾU

Tư vấn và lộ trình để lên kế hoạch tốt hơn cho chuyến thăm của bạn

Xem thêm

NỘI QUY THAM QUAN

Những vấn đề cần lưu ý khi tham quan

Xem thêm

FAQS

Những câu hỏi thường gặp

Xem thêm