GIÁO DỤC DI SẢN

HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU HÀ NỘI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC DI SẢN

 

        “Tôi đã có ý tưởng tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm giáo dục tại Văn Miếu từ 2 năm trước. Chỉ vì dịch bệnh Covid mà cô và trò phải hoãn lại đến bây giờ. Hôm nay tổ chức cho các em học sinh tham dự chương trình giáo dục di sản “Đi tìm linh vật trên các công trình kiến trúc cổ” tôi thấy rất thú vị và bổ ích. Chắc chắn, cô và trò sẽ tiếp tục tham dự các chủ đề giáo dục lần sau nữa”, cô Quỳnh Liên, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B trường Tiểu học Nguyễn Du đã đồng hành cùng chuyến trải nghiệm giáo dục với các học sinh của mình tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám chia sẻ. Cô rất vui vì tham gia buổi trải nghiệm các em học sinh học được nhiều điều bổ ích từ chương trình như: lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, truyền thống hiếu học, đặc biệt là hiểu được ý nghĩa của các linh vật trên kiến trúc cổ của Văn Miếu.

 

 

Học sinh lớp 3B, trường Tiểu học Nguyễn Du, Hà Nội tham dự trải nghiệm giáo dục Di sản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

 

 

         Chương trình được thiết kế như là một trò chơi thú vị trên ipad, đóng vai trò dẫn dắt, gợi ý cho các bạn học sinh trong suốt hành trình “Đi tìm Linh vật trên kiến trúc cổ tại Văn Miếu”. Các bạn được chia thành các nhóm nhỏ cùng nhau vượt qua các thử thách của trò chơi để nhận diện và tìm ra các Linh vật trang trí trên kiến trúc tại Văn Miếu. Thông qua các trò chơi, các em được tìm hiểu về 6 linh vật: Rồng, Nghê, Phượng, Hổ, Cá chép và Dơi.

 

         Bạn Nguyễn Minh Châu sau khi tham gia trò chơi đã cho biết “Đây là lần đầu tiên em được biết đến con Nghê, lại biết được ý nghĩa của chú Nghê đứng trên Tứ trụ tại Văn Miếu. Chú nghê có đôi mắt to, tròn, nhìn xuống có thể phân biệt người hiền kẻ ác”.

 

Các bạn cùng cán bộ giáo dục tìm hiểu để nhận diện hình ảnh những linh vật trang trí trên kiến trúc cổ ở Văn Miếu tại phòng Trải nghiệm với Di sản.

 

Các bạn nhỏ đi tìm Linh vật thông qua sự dẫn dắt của trò chơi trên thiết bị thông minh. Trò chơi như một bản đồ hướng dẫn các em đi tìm Linh vật trên những kiến trúc cổ tại Văn Miếu.

 

Mỗi nhóm có một thiết bị hỗ trợ và các em được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm thông qua các các hoạt động: tương tác, thảo luận, đưa quyết định… giữa các thành viên trong nhóm.

 

Các bạn cùng cán bộ giáo dục thảo luận tìm hiểu về linh vật Cá chép trên bức phù điêu “Long vân tụ hội” tại cổng Văn Miếu.

 

Các nhóm cùng nhau thảo luận với cán bộ hướng dẫn để tìm ra đáp án đúng trên phiếu điều tra về Linh vật.

 

Trên hành trình “Đi tìm linh vật” các bạn nhỏ cũng không quên quan sát để hoàn thành phiếu điều tra về Linh vật.

 

Các em đang quan sát đặc điểm của Nghê cối cửa tại cổng Đại Thành.

 

So sánh, đối chiếu thông tin.

 

 

Không khí học tập hăng say.

 

Các em đang thực hanh động tác lăn mặc trên ván in.

 

Bức tranh của bạn gái đã hoàn thành xong rồi.

 

Bạn học sinh đang in tranh con Ngựa trang trí trên bia Tiến sĩ khoa thi năm 1580.

 

Bức tranh linh vật Nghê trang trí trên Tứ trụ tại Văn Miếu do các bạn học sinh tự tay in.

 

Bức tranh Ngựa phi trang trí trên bia Tiến sĩ khoa thi năm 1580.

 

Thật xúc động khi được các em học sinh lớp 3B, trường Tiểu học Nguyễn Du gửi những tình cảm chân tình qua những lá thư của các em gửi lại cho cô cán bộ giáo dục tại di tích. Đó là lời động viên thật lớn đối với mỗi cán bộ Giáo dục làm việc tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

 

AV

 

SỰ KIỆN NỔI BẬT

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Ngày 05 Tháng 11 Năm 2019

Khám Phá Sự Kiện

CÁC TIỆN ÍCH


THAM QUAN VĂN MIẾU

Tư vấn và lộ trình để lên kế hoạch tốt hơn cho chuyến thăm của bạn

Xem thêm

NỘI QUY THAM QUAN

Những vấn đề cần lưu ý khi tham quan

Xem thêm

FAQS

Những câu hỏi thường gặp

Xem thêm