TRẢI NGHIỆM GIÁO DỤC TÌM HIỂU CHỮ HÁN VỚI CÁC EM HỌC SINH LỚP 5D TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG, QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI
Hôm nay, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón chào các em học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm Hà Nội đến tham dự trải nghiệm giáo dục. Chủ đề của các em hôm nay là Tìm hiểu chữ Hán tại Văn Miếu.
Đến với buổi trải nghiệm, các em được làm quen với chữ Hán tại Di tích. Nhiều bạn học sinh rất thích thú khi lần đầu tiên biết đến các bộ thủ dùng để ghép chữ Hán, như chữ: Sơn, Thủy, Hỏa… rất gần gũi trong tiếng Việt các bạn dùng hàng ngày. Các bạn cũng phát hiện ra cách đọc chữ Hán trên hoành phi ở Văn Miếu là “phải đọc từ phải sang trái, khác với cách đọc tiếng Việt trái sang phải”. Bạn Nguyễn Ngọc Giang hồ hởi chia sẻ, Giang cũng cho biết là đã tự tay in chữ Thuận (mang ý nghĩa là “suôn sẻ, thuận lợi”) và nhận thấy in chữ cũng không khó lắm và con rất thích in chữ.
Sau buổi trải nghiệm, Cô giáo Nguyễn Lê Tuyết Anh – giáo viên chủ nhiệm của lớp đã gửi lời cám ơn tới các cán bộ giáo dục tại di tích đã dành cho các con một buổi trải nghiệm rất hay và ý nghĩa.
Các em học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm Hà Nội tham dự Trải nghiệm Giáo dục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cán bộ giáo dục giới thiệu cho các em trang sử được in bằng chữ Hán trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, của nhà sử học Ngô Sĩ Liên.
Các em học sinh tìm hiểu cấu tạo chữ Hán qua các bộ thủ của chữ Hán
Các em cùng Cán bộ giáo dục tìm hiểu về ý nghĩa của chữ Đức
Các em cùng cô tìm hiểu về ý nghĩa của 3 chữ Hán “Khuê Văn Các” trên bức hoành phi treo tại công trình kiến trúc nghệ thuật Khuê Văn Các.
Các bạn học sinh hào hứng chia sẻ những ý kiến của mình với cô và các bạn
Các em chia sẻ kiến thức của mình rất hoạt bát và mạnh dạn
Các em học sinh cùng nhau trải nghiệm in tranh chữ Hán cổ bằng giấy Dó
Bạn học sinh đang thực hành động tác lăn mực trên ván in
Lần đầu tiên các em dùng sơ mướp khô để thực hiện thao tác in các nét chữ Hán trên giấy Dó
Bạn Nguyễn Ngọc Giang đã hoàn thành bức tranh in với chữ Thuận (chữ Hán cổ trên bia Tiến sĩ khoa thi 1661) với ý nghĩa suôn sẻ, thuận lợi.
Bạn học sinh với bức tranh chữ Hiếu Học - chữ Hán cổ trên bia Tiến sĩ khoa thi 1763 do chính tay em vừa thực hành in
Các em học sinh chụp ảnh lưu niệm sau Lễ dâng hương tại Bái đường, Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
AV