CÁC HOẠT ĐỘNG

HIỂU THÊM VỀ CÁC DANH NHÂN ĐẶT NỀN MÓNG CHO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM QUA TRƯNG BÀY “KHƠI NGUỒN ĐẠO HỌC” TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

    Chiều ngày 05/2/2024, tại Hậu đường nhà Thái học, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức Lễ khai mạc trưng bày “Khơi nguồn đạo học”.

    Đến tham dự Lễ khai mạc có: PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục Quốc hội, đ/c Vũ Thu Hà – Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đ/c Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, PGS. TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, PGS. TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, PGS. TS Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, PGS. TS Phillip le Failler - Trưởng Đại diện Viện viễn đông bác cổ Pháp tại Hà Nội, ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

    Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn với những người đi trước đã gây dựng nên những thành quả để lại cho bao thế hệ sau này. Trưng bày là sự tri ân và tôn vinh công lao đóng góp của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển nền giáo dục Quốc gia, tạo nên tầng lớp trí thức trong xã hội Việt Nam”.

    Trưng bày “Khơi nguồn đạo học” sử dụng hơn 300 tài liệu hiện vật, chia 4 phần nội dung chính được giới thiệu theo dòng lịch sử để tái hiện lại cuộc đời và những đóng góp của vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An và những người có tầm ảnh hưởng như Nguyên Phi Ỷ Lan, danh nhân khoa bảng Lê Văn Thịnh, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh,…

    Trưng bày cũng kết nối nội dung với trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” thành một chỉnh thể, giúp công chúng hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời, phát triển của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết quả nền giáo dục khoa cử nho học Việt Nam thời quân chủ. Bên cạnh đó, thông qua các tài liệu, hiện vật liên quan đến các danh nhân, trưng bày sẽ tái hiện thành một không gian di sản văn hóa danh nhân, một sản phẩm văn hóa phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan tìm hiểu về những đóng góp của họ đối với đất nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và những bài học kinh nghiệm, cùng với các câu chuyện trong đó vẫn còn nguyên giá trị đối với đời sống xã hội hiện nay.

Trưng bày sẽ trở thành không gian trưng bày cố định tại Hậu đường nhà Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hãy đến và thưởng thức bạn nhé.

 

Quý vị đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

 

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn với những người đi trước đã gây dựng nên những thành quả để lại cho bao thế hệ sau này. Trưng bày là sự tri ân và tôn vinh công lao đóng góp của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển nền giáo dục Quốc gia, tạo nên tầng lớp trí thức trong xã hội Việt Nam”.

 

Trưng bày thu hút nhiều du khách tham quan ngay từ ngày đầu tiên

 

Nhà thiết kế Amelie – đại diện đơn vị thi công trưng bày phát biểu tại lễ khai mạc

 

Ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám tặng hoa các đơn vị phối hợp tổ chức trưng bày

 

Một góc không gian trưng bày “Khơi nguồn đạo học”

 

Một góc không gian trưng bày “Khơi nguồn đạo học”

An Nhiên

SỰ KIỆN NỔI BẬT

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Ngày 05 Tháng 11 Năm 2019

Khám Phá Sự Kiện


THAM QUAN VĂN MIẾU

Tư vấn và lộ trình để lên kế hoạch tốt hơn cho chuyến thăm của bạn

Xem thêm

NỘI QUY THAM QUAN

Những vấn đề cần lưu ý khi tham quan

Xem thêm

FAQS

Những câu hỏi thường gặp

Xem thêm