KHÁM PHÁ VẺ KỲ THÚ TÂN THỜI TRONG TRANH HÀNG TRỐNG VỚI TỌA ĐÀM TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Trong khuôn khổ Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống”, sáng 15/7, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Khoa các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Tọa đàm nghệ thuật “Tranh Hàng Trống – Vẻ kỳ thú tân thời”.
Tọa đàm đã đem đến những chia sẻ và góc nhìn về chủ đề “Tranh Hàng Trống – Vẻ kỳ thú tân thời” từ các chuyên gia nghiên cứu và nghệ sĩ.
Với đam mê mãnh liệt dành cho nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn đã có những chia sẻ về Giáo dục nghệ thuật từ hướng tiếp cận nghề thủ công truyền thống.
Theo TS. Trần Hậu Yên Thế (Giảng viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội), dòng tranh dân gian Hàng Trống thể hiện nội dung xã hội chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa.
Tọa đàm không chỉ là dịp các chuyên gia và nghệ sĩ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về việc đưa dòng tranh dân gian Hàng Trống nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, mà còn là cơ hội để các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ giao lưu và đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề thú vị này.
Cùng nhìn lại một số hình ảnh tại Tọa đàm nghệ thuật này nhé!
Toàn cảnh Tọa đàm
Diễn giả nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ về Giáo dục nghệ thuật từ hướng tiếp cận nghề thủ công truyền thống
Diễn giả TS. Trần Hậu Yên Thế chia sẻ về Nội dung xã hội trong dòng tranh dân gian Hàng Trống
Ông Lê Xuân Kiêu (Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám) chia sẻ những cộng hưởng của Triển lãm "Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống" với không gian di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Các nhà nghiên cứu giao lưu, đặt câu hỏi cho các diễn giả
Các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ đặt câu hỏi cho diễn giả tại Tọa đàm
Ban Tổ chức, các diễn giả chụp hình lưu niệm cùng các khách mời tham dự Tọa đàm
An Nhiên