CÁC HOẠT ĐỘNG

NHỚ TẾT TRUNG THU XƯA 

     Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu, không khí Tết Trung thu đã rộn ràng khắp nơi từ làng quê cho đến từng ngõ phố nhỏ. Phố Hàng Mã, Hà Nội trở nên rực rỡ sắc màu với đủ món đồ chơi, đồ trang trí Tết Trung thu. Trung thu nay đã thay đổi so với xưa kia. Chúng ta cùng ngược thời gian để tìm hiểu về Tết Trung thu xưa.

 

Ảnh sưu tầm: Cửa hàng bán đồ Trung Thu đầu thế kỷ 20. Đồ chơi là những loại đèn lồng làm bằng nan, giấy bóng kính hình các con vật.

     

Tết Trung thu xưa thường gọi là tết Trẻ con. Ban ngày các gia đình làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Cỗ trông trăng thường có bánh mặt trăng cùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Các cô gái ở thành phố thì trổ tài khéo tay gọt đu đủ thành các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá rất đẹp mắt.

     Đồ chơi Tết Trung thu của trẻ con thường là các thứ bồi bằng giấy, như: voi, ngựa, sư tử, rồng, kỳ lân, tôm, cá, bọ ngựa, bươm bướm, cành hoa, đèn cù, ông nghè đất, hay các đồ chơi bằng sắt tây…

    Trẻ con tối hôm ấy tập trung với nhau chơi kéo co, rước đèn, rước sư tử, hát trống quân. Tiếng trống, tiếng thanh la đánh váng cả đường cùng với tiếng reo hò, tiếng nô đùa. Tục hát trống quân có từ thời Nguyễn Huệ. Khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ nhiều người nhớ nhà. Ông mới bày ra cách cho đôi bên giả làm trai gái đối đáp với nhau, để cho quân sĩ vui vẻ đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân.

     Tết Trung thu sắp tới rồi, chúc các bạn nhỏ một mùa Trung thu vui vẻ, hạnh phúc. 

 

Các bạn nhỏ trải nghiệm làm đèn ông sao tại Hồ Văn, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám tham dịp tết trung thu.

 

LH

SỰ KIỆN NỔI BẬT

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Ngày 05 Tháng 11 Năm 2019

Khám Phá Sự Kiện


THAM QUAN VĂN MIẾU

Tư vấn và lộ trình để lên kế hoạch tốt hơn cho chuyến thăm của bạn

Xem thêm

NỘI QUY THAM QUAN

Những vấn đề cần lưu ý khi tham quan

Xem thêm

FAQS

Những câu hỏi thường gặp

Xem thêm