HOA MỘC HƯƠNG TRONG DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Cây mộc hương được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như cây quế hoa, cây hoa mộc, cây mộc tê,…Mộc hương là cây thân gỗ, lá cây màu xanh có chiều dài từ 6-15cm, hình bầu, có răng cưa ở mép lá. Hoa mộc hương màu trắng, vàng đậm hoặc nhạt, mọc thành chùm tại các kẽ lá và có mùi hương dịu nhẹ. Mỗi bông hoa thường có 4 cánh, mọc đối xứng và đều nhau, cánh hoa dày dặn.
Cây nở hoa quanh năm, rộ nhất là vào đầu mùa Xuân. Tại Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hàng cây mộc hương trồng dọc theo lối đi, nhiều nhất hai là ở hai bên điện Đại Thành. Mùi hoa tỏa hương thơm mát, dịu nhẹ như vấn vương theo mỗi bước chân du khách.
Hoa Mộc đúng với tên gọi, có vẻ đẹp vô cùng mộc mạc, bình dị, hương thơm ngọt dịu, tượng trưng sự khiêm tốn, giản đơn mà vẫn không kém phần đẹp đẽ, ngát hương. Cây hoa mộc có thể sống rất lâu, điều này tượng trưng cho sự trường tồn, bền bỉ với thời gian, được trồng khá nhiều tại các đình chùa và miếu thờ. “Sắc trà hương mộc” là câu nói được lưu truyền từ đời này sang đời kia bởi các thế hệ người Việt Nam. Từ xa xưa, người dân nước ta đã ướp hoa mộc hương với trà để uống. Trà mộc hương dễ uống lại mang mùi hương ngọt dịu nên không ít người ưa thích.
Trong tiết trời Xuân, mùi hương dịu nhẹ, tinh khiết của hoa Mộc hương lan tỏa khiến không gian di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám càng trở lên linh thiêng hơn.
Hàng cây mộc hương trồng dọc theo lối đi bên trái điện Đại Thành.
Hàng cây mộc hương trồng dọc theo lối đi bên phải điện Đại Thành.
Hoa mộc hương nở rộ, thơm ngát.
Hoa mộc hương mọc thành chùm tại các kẽ lá
Hương hoa mộc hương thơm ngát, ngọt dịu, vấn vít theo bước chân du khách.
Hương hoa thơm ngọt dịu, lan tỏa vấn vít theo bước chân du khách.
LH